Bắp Thu Trái Non

Bắp Thu Trái Non

Bắp Thu Trái Non

Bắp Thu Trái Non

Bắp Thu Trái Non

CÔNG TY CỔ PHẦN

GATS - BMT

Trang chủ Tư vấn

Bắp Thu Trái Non

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BẮP THU TRÁI NON CÓ SỬ DỤNG PHÂN BÓN V.Mona

I. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh:

Bắp (Zea mays L.), thuộc họ hòa thảo Gramineae là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Bắp thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây là 23-250C và nhiệt độ này cũng là nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn tạo bắp tới thu hoạch sản phẩm. Bắp là cây trồng ngắn ngày, rất cần ánh sáng trong ngày nhất là giai đoạn cây con và giai đoạn ra trái.

Bắp non là bông cái của cây bắp trước khi thụ phấn, được dùng như một loại rau ăn giống như măng. Do bắp non là loại rau sạch, có vị ngọt và giòn nên rất được ưa chuộng và trở thành một mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng. Mặt khác, việc trồng bắp thu trái non rất có hiệu quả kinh tế do thời gian đầu tư vốn nhanh (thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 40-45 ngày), tăng nhanh số lần sử dụng đất; đồng thời có tểh trồng xen hặoc luân canh với nhiều loại cây trồng khác.

Bắp non (bắp rau) là sản phẩm rau cao cấp ngày càng được thị trường ưa chuộng, bởi giá trị dưỡng cao, nhiều vitamin E, protein và các kháng chất. Bên cạnh đó, bắp được thu hoạch trong giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, không có nhiều sâu bệnh, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên đây là thực phẩm an toàn hơn một số loại rau củ quả khác.

Trồng bắp non không phải chỉ đơn giản là trồng bắp rồi thu hoạch lúc non là được, mà nó đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật riêng, kết hợp với giống bắp thích hợp mới cho ra sản phẩm bắp non vừa ngon vừa đẹp mẫu mã và đạt năng suất cao đúng quy cách phẩm chất với yêu cầu ăn tươi và chế biến đóng hộp. Đối với bắp non, đất trồng cần tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng ở dạng hữu cơ, bón nhiều phân vô cơ, bắp non kém vị ngọt, thơm, do vậy cần bón nhiều phân hữu cơ.

II. Quy trình kỹ thuật:

2. Thời vụ trồng:

Chủ yếu biên độ nhiệt thích hợp từ 20-300C là có thể trồng bắp lấy bắp non. Thường từ tháng 2 đến tháng 11. Tuy nhiên thời vụ để trồng bắp non có hiệu quả cao nhất là:

+ Vụ Đông xuân: Gieo hạt tháng 2, thu hoạch giữa cuối tháng 4.

+ Vụ Hè Thu: Gieo hạt cuối tháng 9, thu hoạch nửa đầu tháng 11.

2. Giống.

Sử dụng các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như Baby corn nhập nội hoặc có thể dùng các giống sau: DK 49, 9088, TSB2, Pacific 11, LVN23, Pacific 421, SG-7...

3. Chuẩn bị đất trồng.

Bắp có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau, song phù hợp cho sinh trưởng và phát triển là đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình: Đất thịt nhẹ đến đất trung bình, đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất bồi ven sông , đất đỏ ba gian….Đất có tầng canh tác từ 30- 40 cm không bị kết von đá ong, thoát nước tốt, độ pH = 6,5 –  7,5.

Đất trồng bắp non cần chọn nơi cao, gần nguồn nước tưới, dễ thoát nước. Trước khi xuống giống, tiến hành cày lật, để 1-2 tuần cho cỏ mục rồi bừa lại cho đất tơi. Trồng vào vụ đông xuân nên trang bằng mặt ruộng, trồng vào vụ hè thu nên xẻ rãnh, lên liếp, mỗi liếp trồng hai hàng cây.

Trồng trên đất ruộng lúa cần thiết phải cày, xới, bón lót.

Trồng trên đất chuyên màu: cày sâu 15-20 cm, bừa lại để đất nhỏ vừa phải, sạch cỏ và làm rãnh (khoảng cách rãnh 5-10 cm, tùy theo cơ cấu đất: đất thịt pha cát, phù sa ven sông ít sét thì khoảng cách có thể rộng hơn) nhằm đảm bảo việc tưới nước, chống úng cho cây phát triển tốt.

4. Mật độ - khoảng cách trồng.

Lượng giống cần cho 1 ha là 85 - 100kg giống cho 1ha tùy theo từng loại giống.

Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc gieo trong bầu sau đó đưa ra trồng. Mật độ trồng từ 80.000 – 90.000 cây/ha (60cm x 20cm).

Sau khi gieo 5-7 ngày nên kiểm tra và gieo dặm lại những hốc không lên hoặc ở chỗ có cây quá yếu.

5. Phân bón.

Lượng phân bón tính bình quân cho 1 ha trồng bắp non như sau:

 

Thời điểm bón

Loại phân bón

Liều lượng bón/lần

ĐVT

Cách bón

 

10 ngày TKG

Chế phẩm Vi sinh V.Mona

Tùy theo pH đất

Lít/ha

Pha loãng chế phẩm sinh học V.Mona với tỉ lệ 1/2000 sau đó cho cày đất.

 

Bón lót

 

Phân hữu cơ V.Mona (Voi rừng)

500

kg/ha

Vãi đều phân khắp bề mặt ruộng, sau đó tiến hành cày đất, lên luống.

 

LALITHA 21

500

ml/ha

Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 500ml LALITHA 21 với 500l nước, khuấy đều sau đó phun lên mặt ruộng vùng trồng

 

 

13 – 14 ngày SKG

Dung dịch hữu cơ V.Mona

3-5

lít/ha

Trộn đều các loại phân với nhau, vãi đều khắp bề mặt ruộng, sau đó tưới kỹ lại để phân ko dính lên lá.

 

Phân hữu cơ V.Mona (Rừng Xanh)

70

kg/ha

 

LALITHA 21

500

ml/ha

Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 500ml LALITHA 21 với 500l nước, khuấy đều sau đó phun lên mặt ruộng vùng trồng

 

20 – 25 ngày SKG

Humic 95% hoặc humic 99%

3

kg/ha

Vãi đều khắp bề mặt ruộng, sau đó tưới kỹ lại để phân ko dính lên lá.

 

31-32 ngày SKG

LALITHA 21 + dung dịch V.Mona

500 + 1000

ml/ha

Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 40ml LALITHA21 + 100ml dung dịch V.Mona với 25l nước, khuấy đều sau đó phun , tưới lên mặt ruộng vùng trồng.

 

35 ngày SKG

Phân bón hữu cơ V.mona Kơ Nia

250

kg/ha

Vãi đều khắp bề mặt ruộng, sau đó tưới kỹ lại để phân ko dính lên lá.

 

45 ngày SKG

Phân bón hữu cơ V.mona Kơ Nia

250

kg/ha

Vãi đều khắp bề mặt ruộng, sau đó tưới kỹ lại để phân ko dính lên lá.

 

52 ngày SKG

Dung dịch hữu cơ V.Mona

5

lít/ha

Trộn đều các loại phân với nhau, vãi đều khắp bề mặt ruộng, sau đó tưới kỹ lại để phân ko dính lên lá.

 

KCl

100

kg/ha