Kỹ thuật cải tạo vườn Cam - Quýt có sử dụng phân bón V.Mona

Kỹ thuật cải tạo vườn Cam - Quýt có sử dụng phân bón V.Mona

Kỹ thuật cải tạo vườn Cam - Quýt có sử dụng phân bón V.Mona

Kỹ thuật cải tạo vườn Cam - Quýt có sử dụng phân bón V.Mona

Kỹ thuật cải tạo vườn Cam - Quýt có sử dụng phân bón V.Mona

CÔNG TY CỔ PHẦN

GATS - BMT

Trang chủ Tư vấn

Kỹ thuật cải tạo vườn Cam - Quýt có sử dụng phân bón V.Mona

 

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂM SÓC, PHỤC HỒI VƯỜN CAM - QUÝT THEO HƯỚNG HỮU CƠ

  • Căn cứ vào hiệ trạng thực tế của vườn  ta có thể thực hiện theo các bước sau để tiền hành cải tạo vườn cây ăn trái theo hướng hữu cơ hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV.

 I.Tác dụng của phân bón Vi sinh – Hữu cơ V.Mona lên cây Cam - Quýt :

Các chủng vi sinh vật như Azospirillum brasilense, Trichoderma, Pseudomonas fluorescensBacillus subtilis có trong bộ giải pháp phân bón V.Mona có tác dụng:

- Sinh tổng hợp các enzyme phân giải cellulose, chitin, protein, pectin, tinh bột trong phế thải hữu cơ, lá mục và tầng đất mùn thành các đơn chất dinh dưỡng, giúp cải tạo đất, tạo độ xốp, thông thoáng, tăng độ phì nhiêu cho đất, ổn định pH đất qua các năm.

- Cố định Nitơ tự do trong không khí thành đạm dễ tiêu cho cây trồng, phân giải lân khó tan thành các chất dễ hấp thụ cho cây, đồng thời phân giải các vi khoáng thiết yếu cho cây.

 - Cung cấp các chủng vi sinh vật đối kháng, phòng trừ bệnh hại trong khu vực hệ rễ của cây như Fusarium sp., Pythium sp.,...

- Tăng sức đề kháng cho cây giúp cây chống chịu các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như điều kiện thời tiết, sâu, bệnh hại tấn công.

- Sản sinh các phytohormone giúp kích thích phát triển bộ rễ, cành, lá, hoa ở các thời kỳ phát triển khác nhau…

+Thời kỳ mầm non: Kích thích ra rễ, chồi và bộ lá phát triển xanh tốt, lá cứng, dày.

+ Thời kỳ trước ra hoa: Kích thích cây phân hóa mầm hoa, hoa nở đều tập trung, hạn chế hiện tượng rụng hoa sinh lý do thiếu dinh dưỡng.

+ Thời kỳ quả nhỏ: Hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý, tạo điều kiện cho quả phát triển tốt ở giai đoạn đầu, quả đều tránh dị dạng.

+ Thời kỳ quả lớn: Giúp quả lớn đều, ruột có màu đỏ đẹp, tép không bị khô.

+ Sau khi thu hái:Phục hồi cây sau 1 năm nuôi hoa, quả, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, chuẩn bị cho mùa quả năm sau.

  • Nếu có thể, thường xuyên phun phân bón đậm đặc LALITHA 21, chế phẩm sinh học V.Mona với liều lượng pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1000 – 1:2000 giúp phòng ngừa được nhiều loại nấm gây bệnh trên cây Cam - Quýt

 

II. Biện pháp khắc phục

2.1. Tỉa cành

          Tỉa bỏ các cành mang trái hư, sâu bệnh, cành già cỗi, cành khô, sâu bệnh, cành không có khả năng mang trái để tập trung dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển đồng thời giúp vườn cây thông thoáng hơn, ánh sáng có thể chiếu xuống vùng đất quanh tán giúp giảm ẩm độ, phòng tránh nấm bệnh phát triển tấn công cây.

 2.2. Xới gốc, quản lý cỏ dại

          Làm cỏ và vun xới gốc để tạo độ thoáng khí, kích thích rễ tơ phát triển. Chú ý khi xới gốc tránh làm động rễ, tổn thương rễ chính.

          Tủ gốc bằng rơm hoặc trồng các loại cây họ đậu xung quanh gốc và ở những khoảng đất trống để tạo thảm thực vật giúp giữ ẩm và cải tạo đất.

2.3 Bón phân, tưới nước

          Để cải tạo đất, phục hồi tốt bộ rễ và bổ sung dinh dưỡng cho cây, tiến hành bón phân theo liều lượng như sau:

Đợt 1: (08/2019)

  • Phân hữu cơ V.Mona : 6kg/gốc ( phân chuồng đã được ủ hoai).
  • Chế phẩm vi sinh V.mona: 10ml/gốc.
  • Phân bón đậm đặc LALITHA 21: 1ml/gốc.
  • Phun phân bón lá bổ sung trung vi lượng.

Các đợt tiếp theo: 2 tháng/lần

  • Phân hữu cơ V.Mona: 4kg/gốc. (phân chuồng đã được ủ hoai)
  • Chế phẩm vi sinh V.Mona:10g/gốc.
  • Phân bón đậm đặc LALITHA 21 + Dung dịch hữu cơ V.Mona: 1ml + 5ml/gốc.
  • Phun phân bón lá bổ sung trung vi lượng.

Cách bón:

          Phân hữu cơ V.Mona và chế phẩm vi sinh V.Mona: Với phân hữu cơ Vmona dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm cách gốc 0,5 – 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Chế phẩm vi sinh V.Mona pha với nước tỉ lệ 1/200 tưới đẫm xung quanh đường kính tán lá.

          Phân bón đậm đặc LALITHA 21: Pha LALITHA 21 với nước theo tỷ lệ 1:1000 – 1:2000, phun hoặc tưới đều diện tích xung quanh gốc theo hình chiếu tán. Bón phân vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối khi đất ẩm.

Chú ý:

  • Năm đầu canh tác theo quy trình giảm 30% lượng phân bón so với liều lượng phân bón đã sử dụng trước đây.
  • Các năm tiếp theo có thể giảm lượng phân bón hóa học 50-70% so với liều lượng đã sử dụng trước đây.
  • Định kỳ phun các loại phân bón trung lượng, vi lượng 2-3 lần/năm.
  • Tưới đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt vào mùa mưa.

2.4. Phòng trừ sâu bệnh

  • Phun định kỳ chế phẩm nano đồng, nano bạc, chitosan và các loại thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc, sinh học để phòng ngừa sâu bệnh cho vườn cây. Đặc biệt là vào mùa mưa, tỷ lệ sâu bệnh rất cao, phải thường xuyên theo dõi để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

 

  •