QUY TRÌNH KỸ THUẬT LÀM GIỐNG, TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NEEM
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:
1.1. Đặc điểm thực vật
2.1. Yêu cầu sinh thái
* Đất trồng:
- Neem có thể sinh trưởng tại bất cứ nơi nào; ở đồng bằng, các xứ nhiệt đới đất không màu mỡ, đất pha cát… Tuy nhiên, cây sinh trưởng tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, ẩm, thoát nước tốt.
* Điều kiện về khí hậu.
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 24oc - 30oc. Ở nơi có nhiệt độ trung bình tháng từ 20oC, cây Neem sinh trưởng quanh năm. Cây có thể sinh trưởng tốt ở những nơi có thời tiết nóng, nhiệt độ có thể lên đến 50oC.
II. KỸ THUẬT LÀM VƯỜN ƯƠM
2.1. Chọn giống và thời vụ gieo hạt
- Cây mẹ lấy hạt giống được tuyển chọn từ những vườn giống hoặc những cây mẹ đầu dòng có xuất xứ rõ ràng.Thu hái hạt giống trên cây mẹ đạt từ tuổi 5 trở lên, tán cân đối, có đường kính ngang ngực từ 20 – 30 cm, chiều cao cây từ 10 – 12 m, cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại.
- Thời vụ thu hái: Mỗi năm có 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6, vụ 2 từ tháng 10 đến tháng 12.
- Khi quả chín, màu quả chuyển từ màu xanh nhạt sang màu vàng, thịt quả mềm có mùi thơm và vị ngọt. Chỉ thu hái các quả có màu vàng còn ở trên cây.
- Quả đem về cho vào ủ thêm 24 giờ cho thịt quả mềm. Sau đó cho vào rổ chà nhẹ cho nát thịt quả và rửa sạch bằng nước nhiều lần. Khi hạt đã sạch, rải hạt ra rổ phơi chỗ râm mát. Tuyệt đối không được phơi hạt trực tiếp trên nền gạch hay xi măng, dưới ánh nắng trực tiếp. Một 1 kg hạt giống tiêu chuẩn có từ 2.200 – 2.500 hạt. Tạo được 1.800 – 1.900 cây giống. Hạt giống đảm bảo độ thuần cao, tỉ lệ nẩy mầm 60%.
- Bảo quản: Hạt chế biến xong nên sử dụng ngay. Nếu không sử dụng được ngay, thì thời gian bảo quản không được quá 30 ngày trong điều kiện bảo quản thông thường. Nếu là hạt mua phải có xuất xứ rõ ràng theo đúng quy định.
b. Thời vụ gieo hạt:
Để xác định thời vụ gieo hạt cần căn cứ thời vụ trồng rừng, tuổi cây con xuất vườn để xác định. Thời điểm xử lý và gieo hạt từ tháng 3 đến tháng 4, chú ý tùy theo số lượng lao động mà xử lý lượng hạt từng đợt cho phù hợp.
2.2. Tạo bầu ươm cây
a. Vỏ bầu:
Vỏ bầu ươm cây bằng polyethylen. Quy cách túi bầu: 15 x 20 cm; 13 x 18 cm hoặc 10 x 16 cm. Phía đáy có đục 8 –10 lỗ tròn, đường kính lỗ 6 mm.
b. Hỗn hợp ruột bầu:
Hỗn hợp ruột bầu có thành phần cơ giới đất thịt nhẹ, phân chuồng phải được ủ cho hoai mục, được đập nhỏ và sàng qua sàng có độ rộng mắt lưới 1cm trước khi cho vào bầu đất. Thành phần hỗn hợp ruột bầu như sau:
- Đất thịt trung bình: 50%
- Cát: 40%
- Phân hỗn hợp: 10% (trong đó 90% phân chuồng hoai + 5% phân lân + 5% kali).
- Xử lý giá thể với phân bón vi sinh LALITHA 21: pha phân bón vi sinh LALITHA 21 với nước theo tỷ lệ 1:1000 – 1:2000, đảo trộn đều trước khi cho giá thể vào bầu.
c. Luống xếp bầu:
Làm luống chìm hay luống nổi căn cứ mức độ thoát nước của vườn ươm. Quy cách: dài 10-15 mét, rộng 1 mét, rãnh luống rộng 0,4 mét. Đất vườn phải được xử lý và cuốc xới giũ cỏ 2 lần trước khi làm luống.
Xếp bầu đất thẳng hàng sát vào nhau. Sau khi xếp bầu phải tiến hành chèn đất, bầu chèn xong mặt bầu phải bằng phẳng.
2.3. Gieo hạt - dặm hạt
a. Xử lý hạt:
b. Gieo hạt:
2.4. Chăm sóc cây con
a. Tưới nuớc cho cây con
b. Làm cỏ
- Tháng thứ nhất làm cỏ phá váng 2 lần.
- Tháng thứ 2 làm cỏ phá váng 1 lần.
- Tháng thứ 3 cây phủ kín mặt luống không cần làm cỏ.
c. Đảo bầu và phân loại cây
- Nếu thấy cây chậm phát triển phải tiến hành bón thúc cục bộ hoặc toàn diện, tùy theo mức độ có thể bón thúc thêm phân vô cơ. Hoặc hòa tan phân NPK trong nước (nồng độ 2 – 3%) để tưới, tưới vào buổi chiều mát, sau khi tưới phân nên tưới lại nước với lượng 8 lít/m2 để rửa phân còn bám lại trên thân lá, chú ý chỉ bón thúc phân vô cơ từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3.
2.5. Phòng trừ sâu bệnh
- Cây neem trong vườn ươm ít bị sâu bệnh, trường hợp phát hiện nấm hại hoặc côn trùng phá hoại ở vườn ươm tiến hành bắt giết và phun thuốc phòng trừ với nồng độ thích hợp phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày, phun vào buổi chiều mát. Phun 01 bình 8 lít cho 100 m2 mặt luống với nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun làm 3 lần, cách nhau 5 – 7 ngày/lần.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
3.1.Chuẩn bị cây giống
- Tuổi cây: 06 - 12 tháng tuổi ( kể từ ngày gieo hạt ).
- Chiều cao cây : 30 – 50 cm.
- Đường kính cổ rễ: Trên 0,5 cm.
- Cây sinh trưởng tốt, thân đứng, không cụt ngọn, không sâu bệnh.
- Trước khi xuất vườn cần tưới nước 1 lần để đủ ẩm cho cây con dễ bứng, tránh vỡ bầu.
3.2. Mật độ và khoảng cách trồng
Phương thức trồng rừng: Trồng thuần loại hoặc hỗn giao.
- Trồng thuần loại: Tùy theo mục đích canh tác và điều kiện đất đai mà bố trí mật độ trồng khác nhau. Thường trồng với mật độ 1.666 cây/ha ( hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m ) hoặc có thể trồng thưa hơn với các mật độ:
+ 625 cây/ha ( hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 4 m ).
+ 833 cây/ha ( 4 m x 3 m ).
+ 1.100 cây/ha ( 3 m x 3 m ).
- Trồng hỗn giao: Mật độ: 1.333 cây/ha (hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2,5 m) trong đó xoan chịu hạn 667 cây, còn 666 cây có thể trồng cây keo lá tràm hoặc keo lai; hoặc 1.250 cây/ha (4 m x 2 m) trong đó xoan chịu hạn 625 cây/ha, cây điều 625 cây.
3.3. Thời vụ trồng
- Trồng vào đầu vụ mưa hàng năm của khu vực trồng neem.
3.4. Chuẩn bị đất trồng
- Khả năng cạnh tranh của cây neem kém, nên phải xử lý thực bì toàn diện. Hoàn thành xử lý thực bì trước khi trồng 1 tháng.
- Sau khi phát dọn xong, căn cứ vào điều kiện đất đai và mức độ thâm canh, tình hình xói mòn để lựa chọn cách làm đất thích hợp như: Cày toàn diện với độ sâu lật đất 20 - 25 cm hoặc cày theo băng với độ sâu lật đất 20 – 25 cm.
- Tiến hành đào hố theo qui cách 40 x 40 x 40 cm. Đào hố trước khi trồng 10 –15 ngày Khi đào hố phải cho lớp đất mặt qua một bên, đất phía dưới qua một bên.
- Bón lót: 3 - 5kg phân chuồng và 0,05 - 0,1 kg phân NPK 16.16.8 cho mỗi hố và trộn đều với lớp đất mặt trước khi trồng.
3.5. Xuống giống
- Khi bứng và vận chuyển cây con phải nhẹ nhàng, không làm vở bầu đất. Cây con không được gãy ngọn, dập nát. Trồng đến đâu vận chuyển đến đó, không được chuyển ra hiện trường trước trồng quá 3 ngày.
- Moi lỗ sâu 20 – 25cm tại tâm lỗ, cắt đáy bầu và cây trồng phải đặt ngay ngắn giữa hố, sau đó dùng dao lam rạch một đường thẳng từ trên miệng xuống đáy túi bầu, từ từ lột bỏ vỏ bầu (tránh làm vỡ bầu). Dùng tay hoặc cuốc lấp đất lại và giẫm nhẹ xung quanh gốc. Chú ý không lấp đầy hố mà lấp đất cách miệng hố từ 3 – 5 cm để cây trồng tận dụng được nước mưa và mùn, nhưng vẫn không bị đọng nước sau mỗi trận mưa. Sau khi trồng cắm que dài 50 cm để tránh gió làm lung lay gốc.
- Sau khi trồng từ 7 - 10 ngày tiến hành trồng dặm những cây chết bằng cây con cùng tuổi để đảm bảo mật độ cho rừng trồng.
3.6. Bón phân
Thời điểm bón |
Loại phân bón |
Lượng phân/gốc/lần |
ĐVT |
Cách bón |
Bón lót |
Chế phẩm vi sinh V.Mona |
l – 1,5 |
lít |
Trước trồng 15 – 20 ngày, cho phân vào hố, trộn đất, lấp đất 25 cm. |
Phân bón hữu cơ V.Mona |
2 - 3 |
kg |
||
NPK 16.16.8 |
0,05 – 0,06 |
kg |
||
Sau khi trồng |
LALITHA 21 |
0,2 – 0,3 |
ml |
Pha loãng LALITHA 21 với nước theo tỷ lệ 1:2000, phun/tưới gốc. |
Năm 1 |
||||
Cuối mùa mưa |
NPK 16.16.8 |
0,05 – 0,06 |
kg |
Bón cách gốc từ 30 - 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột. |
Năm 2 |
||||
- Đầu mùa mưa |
Phân hữu cơ V.Mona |
3 |
kg |
Bón cách gốc từ 30 - 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột. |
- Đầu mùa mưa - Cuối mùa mưa |
NPK 16-16-8 |
0,06 – 0,08 |
kg |
|
LALITHA 21 |
0,3 – 0,4 |
ml |
Pha loãng LALITHA 21 với nước theo tỷ lệ 1:2000, phun/tưới gốc. |
|
Năm 3 |
||||
- Đầu mùa mưa |
Phân hữu cơ V.mona |
5 |
kg |
Bón cách gốc từ 30 - 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột. |
- Đầu mùa mưa - Cuối mùa mưa |
NPK 16-16-8 |
0,08 – 0,1 |
kg |
|
LALITHA 21 |
0,4 – 0,5 |
ml |
Pha loãng LALITHA 21 với nước theo tỷ lệ 1:2000, phun/tưới gốc. |
|
Năm 4 trở đi |
||||
-Đầu mùa mưa |
Phân hữu cơ V.Mona |
5 |
kg |
Bón cách gốc từ 30 - 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột. |
-Đầu mùa mưa -Cuối mùa mưa |
NPK 16-16-8 |
0,1 – 0,15 |
kg |
|
LALITHA 21 |
0,4 – 0,5 |
ml |
Pha loãng LALITHA 21 với nước theo tỷ lệ 1:2000, phun/tưới gốc. |
Hướng dẫn sử dụng phân bón hữu cơ – vi sinh:
Tác dụng của phân bón LALITHA 21 đối với cây neem:
Các chủng vi sinh vật như Azospirillum brasilense, Trichoderma, Pseudomonas fluorescens và Bacillus subtilis có trong LALITHA 21có tác dụng:
- Cố định Nitơ tự do trong không khí thành đạm dễ tiêu cho cây trồng, đồng thời phân giải các vi khoáng thiết yếu, làm tăng quá trình tích lũy các dược chất quý.
- Cung cấp các chủng vi sinh vật đối kháng, phòng trừ bệnh hại trong khu vực hệ rễ của cây, giúp cây khỏe.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng đồng thời tăng cường tích lũy hoạt chất, tăng lượng neem.
- Các phyto hormone được tổng hợp từ các chủng vi sinh có trong LALITHA 21 giúp:
+ Với hạt giống: Giúp hạt nảy mầm nhanh, mạnh, tỷ lệ nảy mầm cao.
+ Với cây con, cây trưởng thành : Ngăn chặn sự tấn công của các loại nấm và khuẩn gây bệnh, kích thích cây ra rễ mới, giúp cây khỏe mạnh, tăng tỷ lệ cây sống khi chuyển cây từ vườn ươm ra trồng, giúp cây nhanh cho thu hoạch.
3.7. Chăm sóc
- Tiến hành chăm sóc làm cỏ, kỹ thuật làm cỏ vun gốc, làm cỏ chung quanh gốc cây với đường kính 1 m và cuốc đất tơi xốp để phá hủy toàn bộ hệ thống mao quản nhằm hạn chế sự thoát nước bề mặt đất, sau đó vun gốc cho cây, vun cao từ 10 – 15 cm, vun gốc mục đích để giữ độ ẩm cho cây mùa nắng.
- Tuỳ theo mức độ thực bì có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì trước khi cày, thực hiện 1 hoặc 2 lần trong năm.
- Năm thứ 3 sau trồng cần tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây để cây tập trung nuôi thân chính.
- Cây neem ít bị sâu bệnh, cần kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện thấy sâu, bệnh hại cần xử lý ngay theo phương pháp 4 đúng.
- Rừng trồng phải cử người bảo vệ chống sự phá hại của người và gia súc cũng như việc đốt lửa vô ý thức gây cháy rừng.