Quy trình canh tác lúa CXT30 sử dung công nghệ V.Mona

Quy trình canh tác lúa CXT30 sử dung công nghệ V.Mona

Quy trình canh tác lúa CXT30 sử dung công nghệ V.Mona

Quy trình canh tác lúa CXT30 sử dung công nghệ V.Mona

Quy trình canh tác lúa CXT30 sử dung công nghệ V.Mona

CÔNG TY CỔ PHẦN

GATS - BMT

Trang chủ Tư vấn

Quy trình canh tác lúa CXT30 sử dung công nghệ V.Mona

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA CXT30 THEO HƯỚNG HỮU CƠ CÓ SỬ DỤNG PHÂN BÓN LALITHA 21

Tác dụng của phân bón LALITHA 21 đối với cây lúa:

Các loài vi sinh vật như Azospirillum brasilense, Trichoderma, Pseudomonas fluorescensBacillus subtilis có trong phân bón LALITHA 21có tác dụng:

-     Có khả năng sinh tổng hợp các enzyme phân giải cellulose, chitin, protein, pectin, tinh bột trong phế thải hữu cơ, lá mục và tầng đất mùn thành các đơn chất dinh dưỡng, giúp cải tạo đất, tạo độ xốp, thông thoáng, tăng độ phì nhiêu cho đất, ổn định pH đất qua các năm.

-     Cố định Nitơ tự do trong không khí thành đạm dễ tiêu, phân giải lân khó tiêu trong, giúp cây lúa hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn.

 -    Cung cấp các chủng vi sinh vật đối kháng, phòng trừ bệnh hại trong khu vực hệ rễ của cây, giúp cây mạnh khỏe, hạn chế  một số loại bệnh gây hại như: Bệnh khô vằn, bệnh do ngộ độc hữu cơ,...

-     Tăng tỷ lệ nảy mầm đối với hạt giống, tạo ra kích thích tố tăng trưởng giúp cho bộ rễ chùm của lúa phát triển dài và nhiều hơn.

-     Tăng khả năng chống chịu của cây trước điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, giúp cứng cây, lúa không bị đổ ngã.

-     Hạt gạo bóng đẹp, giảm tỷ lệ gạo gãy khi xay xát.

-     Đặc biệt, sử dụng LALITHA 21 giúp bà con nông dân tiết kiệm hơn 20 -30% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

-     Phân bón đã nhận chứng chỉ OMRI – chứng chỉ phân bón hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

- LALITHA 21 không độc hại cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.

  1. Nguồn gốc và đặc tính  nông học

Lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người, nhất là vùng châu Á. Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại (Oryza fatua, Oryza off Cinalis, Oryza minuta) do quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo lâu dài tạo nên.

Lúa là cây thân thảo sinh sống hàng năm. Thời gian sinh trưởng của các giống dài ngắn khác nhau và nằm trong khoảng 60 - 250 ngày tuỳ theo giống ngắn ngày hay dài ngày, vụ lúa chiêm hay mùa, cấy sớm hay muộn.

Các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất…) thường xuyên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, trong đó nhiệt độ có tác dụng quyết định. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ thích hợp nhất là 280C - 320C, ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 130C. Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác, để tạo ra 1g chất khô cây lúa cần 628g nước. Lượng nước cần thiết cho cây lúa trung bình 6 - 7mm/ngày trong mùa mưa, 8 - 9mm/ngày trong mùa khô. Đất trồng lúa tốt nhất là đất thịt, trung tính đến sét, có hàm lượng N, P, K tổng số cao; pH = 4,5 - 7,0, độ mặn nhỏ hơn 0,5% tổng số muối tan.

Dựa trên tập quán canh tác và đặc điểm nông học, cây lúa được chia ra thành 4 giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Giai đoạn mạ (còn được gọi là “Khỏe mạ”): được tính từ lúc gieo sạ đến khi xuất hiện 3,2 lá (~20 ngày sau sạ - NSS). Nếu là lúa cấy thì giai đoạn mạ là thời gian cây lúa trong nương mạ hay khay mạ. 

Giai đoạn đẻ nhánh (còn được gọi là “Sung chồi”): được tính từ sau khi mạ được 3,2 lá đến khi cây lúa đạt số chồi tối đa. 

Giai đoạn đòng - trổ (còn được gọi là “Đều đòng”): được tính từ khi cây lúa phân hóa đòng đến khi lúa trổ. 

Giai đoạn chín (còn được gọi là “Đầy hạt”): được tính từ khi lúa trổ đến chín. Trong từng giai đoạn sinh trưởng sẽ có những giải pháp kỹ thuật hợp lý để tối đa hóa tiềm năng năng suất của cây lúa.

  1. Quy trình kỹ thuật
  1. Giống

Chỉ được phép gieo cấy các giống lúa thuần chất lượng cao như các giống Jasmine (Thái Lan), Basmati (Ấn Độ). Cả 2 giống này đã được đưa vào gieo cấy ở Việt Nam. Ở Việt Nam, có các giống như: Tám thơm, Nàng hương, Hương thơm, Ri hương, Dự thơm, ST1, ST2, nếp cái hoa vàng… Tuyệt đối không gieo cấy các giống lúa biến đổi gen (GMO).

CXT30 là giống lúa thuần siêu năng suất do PGS.TS Tạ Minh Sơn và TS Nguyễn Thị Tuyết chọn tạo, có TGST từ 93-95 ngày, năng suất tiềm năng đạt 10 tấn/ha, hạt thóc dài trên 10 mm, chống chịu sâu bệnh tốt; đặc biệt có thể canh tác trên mọi chân đất từ vàn cao, vàn trũng, đất phèn chua, mặn… CXT 30 là giống thích hợp để trồng theo hương hữu cơ.

 

 

  1. Thời vụ

Cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Tại miền Bắc, do điều kiện khí hậu cận nhiệt đới, nên cây lúa được trồng vào 2 vụ chính (vụ Đông Xuân và vụ Mùa). Các tỉnh miền Nam, miền Trung, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa , nhiệt độ cao quanh năm, lúa được trồng thêm 1 vụ nữa là vụ Hè Thu, một số vùng còn sản xuất thêm vụ Thu Đông (thành 7 vụ trong 2 năm).

Giống CXT30 có thời vụ khá linh hoạt:

-     Miền Bắc: Cấy tăng vụ, cấy vụ mùa cực sớm để tăng thêm vụ lúa chét. Cấy hai vụ: xuân muộn, mùa cực sớm để mở rộng thời gian làm vụ đông.

-     Miền Trung: Cấy chạy lụt hè thu

-     Miền Nam (đồng bằng sông Cửu Long). Cấy lúa ba vụ: đông xuân - hè thu – thu đông.

  1. Chuẩn bị đất trồng

Đất để trồng lúa hữu cơ phải đảm bảo:

  • Không bị nhiễm các loại hóa chất độc hại do chiến tranh để lại hoặc do khai thác khoáng sản gây ra.
  • Đất không bị ảnh hưởng của các dòng nước thải bẩn tràn vào như nước thải cống rãnh, nước thải các nhà máy…

Giống CXT30 có thể canh tác trên mọi chân đất với vùng sinh thái rộng từ Bắc tới Nam như: đất chuyên canh lúa, đất hai lúa một màu, đất vàn cao; vàn; vàn thấp; vàn trũng, đất hai lúa và một vụ lúa chét, đất chua mặn, phèn mặn; đất thâm canh giàu dinh dưỡng

Làm đất vụ Đông xuân:

-     Dọn sạch cỏ.

-     Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng.

-     Sử dụng 5kg chế phẩm Sumitri trộn với 100kg cát hoặc phân bón rải đều trên ruộng sau khi dập rạ lần đầu.

Làm đất vụ Hè thu:

-     Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.

-     Phơi ải trong thời gian 1 tháng.

-     Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng hay bánh sắt có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo.

-     Sử dụng 5kg chế phẩm Sumitri trộn với 100kg cát hoặc phân bón rải đều trên ruộng sau khi dập rạ lần đầu.

-     Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20 – 35 HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12 – 15 HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP).

Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.

  1. Chuẩn bị giống và gieo sạ

Trước khi ngâm ủ 7 ngày phải lấy mẫu đại diện cho số lượng giống cần để thử tỷ lệ nẩy mầm, lúa mọc mầm trên 80% thì sử dụng giống đó gieo sạ được.

Cách ngâm ủ: Ngay khi đổ lúa vào bồn ngâm cần vớt hết các hạt lép lừng ra để loại bớt mầm bệnh lây lan. Thời gian ngâm từ 30 – 36 giờ, cứ 10-12 giờ vớt ra rửa sạch rồi tiếp tục ngâm, sau đó xả bỏ nước và rửa sạch hạt giống bằng nước sạch sao cho hạt giống hết mùi chua rồi đem ủ. Thời gian ủ từ 30 – 36 giờ là có thể đem gieo sạ tùy theo công cụ gieo sạ.

Xử lý giống với LALITHA 21: Pha 10ml phân vi sinh LALITHA 21 với 2 lít nước sạch phun đều cho 20 - 30 kg giống đã nãy mầm 01 - 02 mm, sau 03 giờ gieo sạ cho 2.000 m2.

Xuống giống:

+ Sạ hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo. Lượng hạt giống gieo: 60 - 80 kg/ha. Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.

Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và tránh làm ướt bên trong trống để hạt ra đều.

+ Sạ lan bằng tay sau khi đánh rãnh và kéo bằng mặt ruộng. Lượng hạt giống gieo: 60 - 80 kg/ha.

5.      Chăm sóc

5.1. Quản lý cỏ dại

Quản lý cỏ dại là một trong những thách thức lớn kết hợp với sản xuất lúa hữu cơ. Không giống như người nông dân thông thường, nông dân trồng lúa hữu cơ không sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học. Thay vào đó, luân canh, san lấp mặt bằng, quản lý nước và làm đất phù hợp là những cách chính nông dân trồng lúa hữu cơ áp dụng để kiểm soát cỏ dại.

  • Đối với ruộng lúa - tôm, dùng nước diệt cỏ, điều khiển mật độ và sức sống cây lúa vượt sức cạnh tranh của cỏ dại.
  • Luân canh là đặc biệt quan trọng trong sản xuất lúa hữu cơ. Luân canh cây trồng giảm áp lực cỏ dại bằng cách ngăn chặn chu kỳ sinh sống của cỏ dại và giảm số lượng các hạt cỏ dại trong đất. Cần chú ý vụ luân canh không ảnh hưởng tồn lưu chất cấm trong đất.
  • Áp dụng thời gian ngập nước lâu cũng được sử dụng để ngăn chặn cỏ dại là một lợi thế giảm cỏ dại cạnh tranh.
  • Sử dụng chế phẩm Sumitri để xử lý gốc rơm rạ và đất trước khi gieo cấy cũng góp phần hạn chế cỏ dại trong quá trình canh tác.

 

  1. Quản lý sâu bệnh

Trong quy trình canh tác lúa hữu cơ là ít hoặc không có tình trạng dư thừa đạm trong đất vượt quá nhu cầu cây lúa, nên cây lúa ít bị nhiễm các loại sâu bệnh như: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ…

-     Gieo cấy đúng thời vụ, kết hợp né rầy gây hại

-     Không nên gieo cấy các giống lúa dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh hại, chọn giống chống chịu và phù hợp và áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ để kiểm soát sâu bệnh.

-     Thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm sâu bệnh nếu có phòng trừ ngay bằng các loại thuốc sinh học như: nấm xanh Metarhizium anisopliae để trừ rầy nâu; vôi và nấm Trichoderma

-     Thuốc trừ bệnh sinh học được dùng để trừ các bệnh do nấm và vi khuẩn gây hại...

-     Kết hợp nuôi thả vịt vào ruộng lúa để vịt tìm và bắt ăn các loại như: ốc bươu vàng, sâu, rầy các loại...

5.3. Dinh dưỡng cho lúa

-     Người trồng lúa hữu cơ chỉ được sử dụng các loại phân bón hữu cơ như: phân chuồng hoai, phân xanh ủ kỹ, phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ các phế phẩm của các nhà máy mía đường, nhà máy chế biến tinh bột sắn, chế biến cà phê… và các loại khoáng tự nhiên, phân dơi, phân chim, phân cá có xử lý phù hợp.

-     Không giống như người trồng lúa thông thường là thường xuyên áp dụng phân bón hóa học cho đất, nông dân trồng lúa hữu cơ chỉ sử dụng phân hữu cơ và  khoáng thiên nhiên, phân dơi, phân chim, phân cá có xử lý phù hợp và một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để duy trì và nâng cao độ phì của đất (các loại phân sử dụng phải được sự chấp thuận của cơ quan chứng nhận).

-     Để tăng cường đạm cho đất, ngoài việc bón các loại phân hữu cơ giàu đạm như phân chuồng hoai của trâu, bò, lợn. Trên đất trồng lúa hàng năm, cần canh với cây họ đậu để vừa cải tạo đất, vừa tăng tích lũy đạm trong đất do trồng cây họ đậu đem lại.

Các biện pháp khác nông dân sản xuất lúa hữu cơ sử dụng để tăng cường và duy trì độ phì của đất bao gồm: khuyến khích giữ nước ngập trong những tháng ruộng nghỉ ngơi, áp dụng các khoáng chất thiên nhiên, phân chuồng hoai, phân trộn và các loại đầu vào  hác đã được phê duyệt cho sản xuất hữu cơ.

Thời gian và liều lượng bón phân cho lúa CXT 30 sản xuất theo hướng hữu cơ

Thời điểm bón

Loại phân bón

Liều lượng/lần/ha

ĐVT

Cách bón

Bón lót

Chế phẩm sinh học V.Mona

2

lít

Pha 2 lít dung dịch V.Mona với tỉ lệ 1/2000  đều trên ruộng sau khi dập rạ lần đầu.

 

Lân nung chảy

150

kg

 Rải phân khắp bề mặt ruộng cùng với quá trình làm đất, sau khi bón lót xong, tiến hành bừa đất.

Phân hữu cơ V.Mona

300

kg

7-10 ngày SKC (Ra rễ)

Phân hữu cơ V.Mona

100

kg

Bón vá áo ở những chổ xấu và chổ cấy dặm để điều chỉnh độ đồng đều của ruộng lúa.

Phân hữu cơ bón lá

4

lít

Pha 4 lít phân bón lá với 400 – 500 lít nước, sau đó thêm 1 lít kali hữu cơ và 0,2 lít LALITHA 21 vào dung dịch đã pha, khấy đều, phun đều khắp bề mặt ruộng.

 Kali hữu cơ

1

lít

LALITHA 21

0,2

lít

30 ngày SKC (Đẻ nhánh)

 

Phân hữu cơ V.Mona

200

kg

Dựa vào màu sắc lá lúa để điều chỉnh lượng phân cần bón.

Bón vá áo vào những chỗ xấu để điều chỉnh độ đồng đều của ruộng lúa.

Phân hữu cơ bón lá

4

lít

Pha 4 lít phân bón lá với 400 – 500 lít nước, sau đó thêm 0,25 lít LALITHA 21 vào dung dịch đã pha, khấy đều, phun đều khắp bề mặt ruộng.

LALITHA 21

0,25

lít

60 ngày SKC

Phân hữu cơ V.Mona

200

kg

Quan sát ruộng lúa và so màu lá lúa với bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân cần bón.

Trộn đều các loại phân với nhau trước khi rải.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN GATS - BMT

Địa chỉ: Lô C02 và một phần lô C04, Khu Công nghiệp Hòa Phú, Xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

MST: 6001698927

Điện thoại: 0918.748.999

Email: gats.bmt@gmail.com

BẢN ĐỒ