QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI THEO
TIÊU CHUẨN VIET GAP
I.Yêu cầu sinh thái
Cây có múi có thể sống và phát triển ở nhiệt độ 13 - 39oC, nhưng thích hợp nhất là 23 -29oC. Dưới 13oC và trên 40oC thì sự sinh trưởng ngừng lại, dưới âm 5oC cây chết.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái. Thường ở nhiệt độ cao, trái chín sớm, ít xơ và ngọt, nhưng khà năng cất giữ kém và màu sắc trái chín không đẹp (ở nhiệt đô thấp các sắc tố hình thành nhiều hơn). Ở miền Nam thường có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không cao nên khi chín vỏ trái thường còn màu xanh, tuy nhiên yếu tố tạo màu sắc khi chín còn ảnh hưởng bởi giống trồng.
Vũ lượng hàng năm cần cho cam quýt ít nhất là 875mm trong trường hợp không tưới. Nhiều tác giả cho rằng lượng mưa thích hợp cây có múi từ 1000 - 1400mm/năm và phân phối đều. Ở Việt Nam lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 mm - 1800 mm nhưng có hai mùa mưa nắng nên vào mùa nắng phải tưới, vào mùa mưa phải có biện pháp chống úng.
Cây có múi không ưa ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 - 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều trong ngày mùa hè). Cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm nám trái, mất nhiều nước, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn. Ở các lòai trồng thì bưởi chịu ánh sáng cao kế đến là cam, cam sành và quýt thích ánh sáng vừa phải
Đất cần phải thoát nước tốt, có tầng canh tác dầy từ 0,5 - 1m, pH thích hợp là 5,5-6,5. Tuy nhiên, trong phạm vi pH từ 4 - 8, vẫn trồng được cây có múi. Không nên trồng cam quýt trên đất sét nặng, phèn, đất nhiều cát, đất có tầng canh tác mỏng, mực thủy cấp cao.
Cây có múi trồng được nhiều trên các loại đất nhưng nhìn chung không thích đất quá ẩm ướt hoặc quá khô hạn. Tốt nhất là trồng nơi khô ráo nhưng đủ nước, không trồng trên đất nặng hoặc đất quá nhiều cát. Đất trồng cây có múi phải sâu (độ sâu 1,5 m trở lên), tầng đất sét hay đá -nước không thấm qua được.
Cây có múi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết.
Phẩm chất nước tưới cũng cần lưu ý, không dùng nước phèn mặn để tưới. Lượng muối NaCl trong nước phải dưới 1,5g/ lít và lượng Mg không quá 0,3g/lít.
II. Giống
2.1.Một số loại giống cây có múi phổ biến hiện nay
2.2.Tiêu chuẩn cây giống
III.Thời vụ, khoảng cách, cách trồng
3.1Thời vụ
Cây có múi thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới, tuy nhiên cũng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động nguồn nước tưới.
3.2. Chuẩn bị đất
Trước khi trồng khoảng 2 tháng tiến hành làm đất, cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, gốc rễ cây (nếu đất khai hoang), xử lý đất bằng vôi bột (500 kg/ha), Benlate (20 kg/ha), Basudin, Vibasu 10H (15 - 20 kg/ha). Tiến hành cày phơi đất.
Khi làm đất hạn chế đến mức tối thiểu sự phá vỡ kết cấu đất, tăng cường độ thông thoáng, tơi xốp của đất. Đất sau khi làm phải bằng phẳng, sạch cỏ dại và mầm mống sâu bệnh. Độ sâu làm đất đủ để tạo cho lớp đất mặt tơi xốp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt.
Đối với đất trồng mới
Phải đào mương lấy đất lên liếp để xả phèn và nâng cao tầng canh tác. Liếp rộng khoảng 6- 8m, hình mai rùa, mương rộng hay hẹp còn tuỳ theo thế đất cao hay thấp, nếu đất không thấp lắm thì mương có thể để rộng 1- 2m, nếu đất thấp nhiều thì mương có thể để rộng từ 2- 3m, sâu 1- 1,5m. Khi đào mương lấy đất, chú ý không được đem lớp đất sinh phèn (nếu có) lên mặt liếp. Nếu đất chua cần bón thêm vôi để nâng cao độ pH lên khoảng 5,5 - 6,0.
Ở vùng có tầng canh tác dày mực thuỷ cấp thấp và không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hàng năm thì có thể lên liếp theo kiểu đắp mô rồi trồng cây lên mô.
Ở những vùng thấp thường bị nước mưa làm ngập hàng năm sau khi lên liếp cần đắp mô rồi mới trồng cây lên mặt mô, mô cao từ 0,3- 0,5m (tuỳ theo mặt vườn cao hay thấp), rộng 0,6- 0,8m. Trên mặt mô tạo hố để bón lót phân chuồng trước khi trồng. Xung quanh vườn, xây dựng hệ thống bờ bao để có thể bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết. Mô được đắp trước khi trồng 2- 4 tuần. Việc bón phân đắp ụ phải được tiến hành trước khi trồng 20- 30 ngày.
Phải chọn nơi có nước tưới hoặc nước ngầm để tưới vào mùa khô. Không cần phải đào mương lên liếp, chỉ đào hố, trồng ngang quanh mặt đất và đắp bờ vồng xung quanh để khi tưới nước trong mùa khô nước không bị tràn ra ngoài. Đến mùa mưa phá bờ vồng để cây khỏi bị úng nước, nếu không cây có thể bị chết và bị bệnh thối gốc chảy mủ khi bị úng nước.
Áp dụng đào hố cho vùng cao, vùng đồi: Kích thước hố: 40x40x40cm (đất hẹp), hoặc 60x60x60cm, đất đồi núi 70x70x70cm, sâu khoảng 0,5m. Khi đào lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng . Khi lấp đất, dùng cuốc phá thành cho lớp đất mặt xuống dưới, hỗn hợp phân đất đắp lên sau tạo thành mô cao hơn mặt ruộng từ 20- 30cm.
Thiết kế hệ thống tưới, hố giữ nước tưới vào mùa nắng.
Đối với đất trồng cũ:
- Vệ sinh đồng ruộng: Chặt bỏ các cây có múi bị bệnh virus hoặc tương tự virus ở vùng xung quanh.
- Giải phóng đất sớm trước khi trồng. Nếu là đất chu kì 2 nên trồng 2- 3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất.
- Chọn vị trí mới để đắp mô trồng nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ và tạo môi trường tốt cho cây phát triển. Thời kỳ đầu có thể giữ cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây mới trồng và hạn chế cỏ dại.
Lưu ý:
Đối với cây Cam: Khoảng cách trồng phổ biến là 4m x 5m (tương đương mật độ trồng khoảng 5000 cây/1ha), có thể trồng dầy hơn đối với giống chiết 4m x 3m hay 3m x 3m( 800- 1000 cây/ha)
Đối với cây Chanh: Trồng thuần 2.5m x 2.5m (1600 cây/ha), trồng xen thường là 3,5 m x 3- 4m (900 cây/ha)
Đối với cây Quýt: Trong điều kiện đất tốt, có thể trồng dày hơn nơi đất xấu, đất nghèo dinh dưỡng. Thông thường ta có thể trồng với khoảng cách 3m x 4m hoặc 4m x 4m (từ 600- 700 cây/ha).
IV. Bón phân
Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao.
4.1 Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Thời điểm bón |
Loại phân bón |
Liều lượng/cây/lần (kg hoặc lít) |
Cách bón |
Trước khi trồng 30 ngày |
Chế phẩm vi sinh V.Mona |
1 – 1.8 lít/ha |
Kiểm tra pH đất, điều chỉnh lượng vôi dể pH đất về 5,5 – 6,5. |
10 ngày trước khi trồng |
Phân hữu cơ V.Mona |
8 |
Trộn đều số phân trên với đất và cho vào hố trồng. Chế phẩm vi sinh pha với tỉ lệ 1/1000 – 1/200 rồi tưới đều lên hố đã bỏ phân |
Chế phẩm vi sinh V.Mona |
5ml |
||
5-10 ngày sau khi trồng |
LALITHA 21 |
0,0005 – 0,001
|
Lượng LALITHA 21 từ 0,3-0,5l/ha/lần tùy theo mật độ cây. Pha LALITHA 21 với nước theo tỷ lệ 1:1000 – 1:2000, sau đó chia đều dung dịch này để bón vào mỗi hố (có thể kết hợp với hệ thống tưới) |
3 tháng/lần |
Dung dịch hữu cơ V.Mona |
1 – 1.2 lít |
Pha Dung dịch hữu cơ V.Mona với tỉ lệ 1/200 (1 lít dung dịch pha với 2000 lít nước) tưới ướt gốc, nếu nước còn thừa thì tưới tiếp cho các cây khác. Có thể tưới xả lại bằng nước để chế phẩm được ngấm đều |
LALITHA 21 |
0,0005 – 0,001
|
Pha LALITHA 21 với nước theo tỷ lệ 1:1000 – 1:2000, sau đó chia đều dung dịch này để bón vào mỗi hố (có thể kết hợp với hệ thống tưới) |
|
Đầu và cuối mùa mưa |
Lân |
0,1 – 0,2 |
Cuốc rãnh sâu 5-10 cm; rộng 10-20 cm cách gốc 0,5-1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước. |
Kali |
0,04 – 0,05 |
||
Phân hữu cơ V.Mona |
5 |
Phân hữu cơ bón xung quanh gốc, lấp đất lại, tưới nước đủ ẩm. |