Quy trình trồng và chăm sóc Bắp Cải

Quy trình trồng và chăm sóc Bắp Cải

Quy trình trồng và chăm sóc Bắp Cải

Quy trình trồng và chăm sóc Bắp Cải

Quy trình trồng và chăm sóc Bắp Cải

CÔNG TY CỔ PHẦN

GATS - BMT

Trang chủ Tư vấn

Quy trình trồng và chăm sóc Bắp Cải

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BẮP ỨNG DỤNG PHÂN BÓN
V.Mona

I. Tổng quan

1.1 Nguồn gốc

Cải bắp có nguồn gốc từ châu Âu, là loại rau quan trọng nhất của châu lục này. Từ châu Âu cải bắp được truyền bá rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

1.2 Đặc tính nông học

Cải bắp sinh trưởng tốt nhất khi nhiệt độ trung bình ngày 15-200C, biên độ nhiệt độ dao động 50C. Vùng nhiệt đới chỉ gặp điều kiện này ở nơi có độ cao trên 800m so với mực nước biển. Nhiệt độ trên 250C cải bắp vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuộn bắp hạn chế (tuy nhiên phản ứng với chế độ nhiệt còn phụ thuộc vài đặc tính của giống). Các giống cải bắp sớm (KK Cross, cải bắp Hà Nội,…) có thể tạo bắp ngay trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao.

Cây cải bắp thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, thoát nước tốt, ẩm và độ pH từ 6-6,5. Cải bắp có khả năng phục hồi bộ lá khá cao.

II. Biện pháp kỹ thuật

2.1 Thời vụ

Miền bắc có 3 vụ chính:

Vụ sớm: gieo cuối tháng tháng 7 đến đầu tháng 8 (giống địa phương: Phù Đổng, Lạng Sơn, KK Cross,…)

Vụ chính: gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 (giống NS Cross và KY Cross)

Vụ muộn: gieo tháng 11 đến giữa tháng 12 (giống NS Cross và KY Cross)

Tây nguyên, có thể gieo vụ 9-10 và vụ tháng 11.

Các tỉnh phía Nam, gieo tháng 10, trồng tháng 11.

2.2 Làm đất, gieo trồng

2.2.1 Vườn ươm

Bước 1: Xử lý đất, lên luống

Cần chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn, chủ động tưới tiêu, xa khu công nghiệp và các nguồn gây ô nhiễm.

Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và xử lý các tàn dư cây trồng và cỏ dại, phơi ải nhằm diệt trừ các mầm mống sâu, bệnh trong đất, làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của sâu bệnh.

Cải tạo tính chất vật lý của đất: Cày bừa, xới đất,…

Cải tạo tính chất hóa học của đất: vôi, photpho thạch cao,...

Luống rộng 80-100cm, cao 25-30cm, rãnh rộng 25cm.

Đất phải tơi xốp, giữ ẩm, dễ thoát nước và đất vườn ươm phải làm nhỏ.

Bước 2: Bón phân lót

Lượng phân bón cho 150m2.

Phân hữu cơ: 300-375kg phân hữu cơ V.Mona.

Cách bón: Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5-2cm.

Bước 3: Xử lý hạt giống

Lượng hạt: Hạt giống có tỷ lệ nảy mầm > 85%, gieo 0,28 - 0,30kg hạt và thu được 3 - 4 vạn cây đủ trồng cho 1 ha. Lượng hạt gieo 1,5 - 2,0g/m2 nên 0,28 - 0,3 kg hạt cho 150 m2, hạt giống được xử lý bằng cách sau:

Hạt giống nên ngâm vào nước ấm 500C trong 20 phút. Sau đó, ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ. Pha 0,2ml phân bón LALITHA 21 với 40ml (tỷ lệ 1:200) tạo thành dung dịch pha loãng, sau đó phun/tưới đều dung dịch này lên hạt, để ráo hạt từ 10-20 phút trước khi đem gieo.

Bước 4: Gieo hạt

Trộn với đất bột để gieo. Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt.

Bước 5: Bón LALITHA 21

Dùng trấu, rơm rạ đã băm nhỏ phủ kín mặt luống nếu cần, tưới nước đủ ẩm. Sau đó, pha 8ml LALITHA 21 với 8 lít nước để phun lên bề mặt vùng trồng có diện tích 150m2.

Bước 6: Tưới nước, tỉa cây, bón phân

Sau khi gieo hạt phải tưới nước liên tục 3 - 5 ngày đầu, 1 - 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Khi hạt đã nảy mầm ngừng tưới 1 - 2 ngày, sau đó cách 1 ngày tưới 1 lần. Trước khi nhổ cây đem trồng, ngừng tưới nước 3 - 4 ngày để luyện cây con. Trước khi nhổ cây trồng phải tưới nước trước 4 - 5 giờ để khi nhổ cây không bị đứt rễ.

Tỉa cây: Khi cây có 1 lá thật thì tỉa lần 1 ở những chỗ cây quá dày. Khi cây có 3 lá thật tỉa lần 2, để cây cách cây 5 - 6 cm.

Sau khi cây có 2 lá thật dùng dung dịch V.Mona pha loãng với tỉ lệ 1/2000 – 1/3000tưới cho cây con (lượng phân 1lit - 1.2lit/150m2).

15 ngày sau gieo: Tưới ẩm đất trước. Sau đó, pha 3-4ml phân bón LALITHA 21 với 8 lít nước để phun/tưới cho mặt ruộng vùng trồng có diện tích 150m2.

2.2.2 Ruộng sản xuất

Bước 1: Xử lý đất

Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và xử lý các tàn dư cây trồng và cỏ dại, phơi ải nhằm diệt trừ các mầm mống sâu, bệnh trong đất, làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của sâu bệnh.

Cải tạo tính chất vật lý của đất: Cày bừa, xới đất,…

Cải tạo tính chất hóa học của đất: dùng chế phẩm vi sinh V.Mona để xử lý đất với liều lượng 1,8 lít/ha

Lên luống: luống rộng 100 - 120 cm, cao 15 - 20 cm, rãnh luống 20 - 30 cm.

Đất tơi nhỏ, sạch cỏ; Vụ sớm, làm mặt luống mui luyện để thoát nước. Vụ chính và vụ muộn

Bước 2: Bón phân lót

Lượng phân bón cho 1ha:

Phân hữu cơ V.Mona: 350-400kg super lân.

Cách bón: Rạch hai hàng trên mặt luống bón phân, sau đó lấp đất hoặc bón theo hốc trồng cây.

Bước 3: Xử lý cây giống

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây con 25 - 30 ngày tuổi, có 5 - 6 lá thật, phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn.

Bước 4: Trồng cây

Mật độ trồng: Cây trồng hai hàng kiểu nanh sấu.

Vụ sớm: mật độ 33.000 - 35.000 cây/ha, khoảng cách 60 x 40 cm.

Vụ chính và vụ muộn: mật độ 27.000 - 30.000 cây/ha, khoảng cách 60 x 50 cm.

Bước 5: Bón phân LALITHA 21

Sau khi trồng phải tưới nước ngay. Sau đó, Pha 500ml LALITHA 21 với 500 lít nước (pha 25ml LALITHA 21 với 1 bình 25 lít nước, 20 bình/ha) để phun/tưới lên mặt ruộng vùng trồng).

2.3 Chăm sóc sau khi trồng

2.3.1 Tưới nước, làm cỏ

Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3-5 ngày tưới 1 lần. Sau khi vun, bón thúc đợt 1 và 2, tưới rãnh cho nước ngấm 2/3 rãnh, sau đó tháo hết nước.

Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước.

Khi cây trải lá bàng có thể tưới ngập rãnh, sau đó phải tháo nước ngay tránh ngập úng.

2.3.2 Bón phân thúc

Trong ruộng sản xuất:

Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, sau trồng 7 - 10 ngày.

Phân hữu cơ V.Mona: 250 kg phân bón hữu cơ V.mona Kơ nia

Cách bón: bón gốc kết hợp xới vun, làm cỏ, vét rãnh.

Phân LALITHA 21: 200-300ml.

Cách bón: Tưới ẩm đất trước. Sau đó, pha 200-300ml phân bón LALITHA 21 với 500ml nước (pha 10-15ml LALITHA 21 với 1 bình 25 lít nước, 20 bình/ha) để phun/tưới lên mặt ruộng vùng trồng).

Bón thúc lần 2: Thời kỳ trải lá bàng, sau trồng 20 - 25 ngày.

Phân hữu cơ: 150 kg phân bón hữu cơ V.Mona

Cách bón: Bón cách gốc 20 cm kết hợp xới xáo làm cỏ lấp phân.

Phân LALITHA 21: 200-300ml + 5lit dung dịch hữu cơ V.Mona.

Cách bón: Tưới ẩm đất trước. Sau đó, pha phân bón LALITHA 21 và dung dịch hữu cơ V.Mona với tỉ lệ 1/2000 (pha 10-15ml LALITHA 21 với 1 bình 25 lít nước, 20 bình/ha) để phun/tưới lên mặt ruộng vùng trồng).

Bón thúc lần 3: Thời kỳ cuốn bắp, sau trồng 30 - 35 ngày.

Phân hũu cơ: 5lit dung dịch hữu cơ V.Mona.

Cách bón: hòa nước tưới.

Phân LALITHA 21: 200-300ml.

Cách bón: Tưới ẩm đất trước. Sau đó, pha 200-300ml phân bón LALITHA 21 với 500ml nước (pha 10-15ml LALITHA 21 với 1 bình 25 lít nước, 20 bình/ha) để phun/tưới lên mặt ruộng vùng trồng).

Chú ý: Trước khi thu hoạch 30 ngày ngừng bón phân.

III.Phòng trừ dịch hại

Trước khi trồng cây phải vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất sớm để diệt nguồn sâu non và nhộng của các loại sâu khoang, sâu xám, sâu xanh.

Có thể trồng xen với cà chua để giảm mật độ sâu tơ.

Luân canh với lúa nước (2 vụ lúa và 1 vụ rau), nếu ở vùng chuyên canh rau nên luân canh với cây họ đậu, họ cà và họ bầu bí để tránh bệnh sương mai và thối nhũn.

Trước khi trồng cây: xử lý đất bằng thuốc hạt Alpha 10ES,

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu xám, giết các ổ trứng sâu khoang, sâu xanh.

 Dùng các sản phẩm sinh học chứa vi sinh vật có lợi như Beaveria sp, Nomuraea rileyi,

Chaetomium sp, Bacillus thuringiensis, ... trong giai đoạn cây khỏe mạnh để phòng sâu, bệnh hại.

Chỉ sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn cây bị tấn công bởi sâu, bệnh hại để trừ khi cần thiết.

3.1 Sâu hại:

 Bao gồm tất cả các loại sâu hại có trên rau họ thập tự, trong đó có các loại sâu hại chính:

3.1.1 Sâu tơ (Plutella xylostella)

 Là sâu gây hại nguy hiểm nhất. Chúng phát sinh và gây hại liên tục từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sâu rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:

Thuốc sinh học (BT, Delfin WP (32 BIU), Dipel 3,2WP, Aztron 700 DMBU, Xentary 35 WDG,...). Nồng độ và lượng nước phải pha theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại phân bón, thuốc.

Phải kết thúc phun thuốc trước thu hoạch ít nhất 10 ngày. Trong thời gian này, nếu sâu còn gây hại nặng, thì chỉ dùng phân bón hữu cơ vi sinh, nhóm thuốc sinh học hoặc thảo mộc.

Trồng luân canh giữa rau cải bắp với lúa nước hoặc các nhóm rau khác họ (đậu, cà). Trên cùng ruộng, có thể trồng xen canh rau họ thập tự với cà chua để hạn chế gây hại của sâu tơ.

3.1.2 Các loại sâu khác

Điển hình như: Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera liture), rệp (Aphis sp.) thường phòng trừ kết hợp với sâu tơ. Dùng sản phẩm sinh học có chứa

Beaveria sp, Nomuraea rileyi, Bacillus thuringiensis,.... Nồng độ và lượng nước phải pha theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại phân bón, thuốc.

Chú ý: Khi phát hiện sâu non: dùng chế phẩm LALITHA 21 phòng trừ nhện đỏ pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:250 đến 1:400 (450 – 600 lít nước/ha) phun lên khu vực bị hại.

3.2 Bệnh hại:

Trên rau cải bắp thường có các bệnh: Thối nhũn do vi khuẩn (Erwinia carotovora sp.), bệnh thối do nấm (Sclerotinia sclerotium), bệnh đốm lá (Cereospora sp.). Để phòng trừ, cần tránh ruộng quá ẩm, úng kéo dài, thường xuyên làm vệ sinh, làm cỏ, thu gom các lá già,... làm cho ruộng sạch, thông thoáng.

3.2.1 Bệnh thối nhũn:

Dùng các sản phẩm sinh học có chứa Pseudomonas fluorescens,

Bacillus subtilis; để phòng trừ

3.2.2 Bệnh sương mai (Peronospora brassicae Regel)

Bệnh có thể xuất hiện giai đoạn cây con và phá hoại suốt thời kì sinh trưởng của cây.

Triệu chứng: Biểu hiện đặc trưng trên lá là vết đốm màu xanh trong hoặc màu xanh vàng, dạng hình bất định hoặc nhiều cạnh do giới hạn bởi gân lá. Trên vết bệnh ở mặt dưới phiến lá hình thành một lớp nấm mốc màu trắng xám. Đó là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Trên thân và cuống hoa bệnh gây ra sự biến dạng và hủy hoại mô tế bào bị bệnh.

Biện pháp: Gieo trồng các giống chống bệnh. Hạt giống chọn từ ruộng và cây không nhiễm bệnh. Phơi khô và xử lý hạt giống trước khi gieo; thu dọn tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch; Thực hiện luận canh với cây trồng nước từ 2-3 năm, không trồng liên tiếp với cây trồng là phạm vi ký chủ của năm; trong thời kỳ sinh trưởng, tưới nước vừa phải để tránh ứ đọng nước trên ruộng; khi

3.2.3 Bệnh sưng rễ (Plasmodiophora brassicae Wor.)

Triệu chứng: Bệnh hại ở bộ phận rễ và gốc thân nằm sâu trong đất tạo u sung nổi cục sần sùi, xuất hiện từng đoạn hoặc kéo dài cả rễ. Các u sưng lúc đầu có màu sắc tương tự như màu rễ cây, bề mặt nhẵn, bên trong ruột trắng và cứng. Sau một thời gian u sưng và rễ chuyển sang màu nâu, thối mục.

Biện pháp: Cần chọn lọc giống lành mạnh và áp dụng các biện pháp canh tác, đặc biệt là việc cải tạo đất trồng; Đất vườn ươm và ruộng sản xuất phải cao ráo, chọn đất trung tính hoặc hơi kiềm để trồng. Nếu đất nhiễm bệnh có thể xử lý đất vườn ươm trước khi gieo hạt bằng chế phẩm vi sinh V.Mona; thực hiện luân canh, không trồng bắp cải và các loại rau thập tự kế tiếp nhau liên tục nhiều năm trên một vụ; khi thấy bệnh xuất hiện cần nhổ cả gốc rễ đem đốt hoặc vùi sâu trong các hố có vôi bột để tiêu diệt nguồn bệnh.

3.2.4 Bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorum (Lib.) De Bary)

Triệu chứng: Cây con bị bệnh, gốc thân sát mặt đất bị thối nhũn làm cây chết gục đổ trên ruộng. Trên cây lớn, vết bệnh thường bắt đầu từ các lá già sát mặt đất và gốc thân. Ở trên thân vết bệnh lúc đầu có màu vàng nâu, nếu trời ẩm ướt chỗ bị bệnh dễ bị thối nhũn nhưng không có mùi thối, nếu trời khô hanh, chỗ vết bệnh khô teo có màu nâu nhạt. Khi cắt ngang thân lớp vỏ và lớp gỗ có màu nâu sẫm. Cuống lá và phiến lá bị bệnh có màu trắng úng nước, thường lan từ rìa mép lá vào trong. Khi trời ẩm ướt lá bệnh dễ bị thối, rách nát, các lá khác bị vàng dần. Bệnh lan rộng lên bắp đang cuốn làm làm bắp cải thối từ ngoài vào trong, dần dần cây chết khô trên ruộng. Đặc biệt trên bề mặt hình thành lớp nấm màu trắng xen lẫn nhiều hạch nấm màu đen nâu hình dạng không đều bám chặt trên đó. Đến giai đoạn này bắp cải rất dễ bị đổ gục trên ruộng.

Biện pháp: Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh đem đốt và tiêu hủy, cày lật đất sâu để vùi lấp hạch nấm, khi ở độ sâu 20cm hạch nấm dễ chết và khó nảy mầm; luân canh với cây trồng mới như lúa nước để cách ly ký chủ, làm ngập nước một thời gian dài sẽ làm hạch nấm bị thối chết, khi làm đất trồng bắp cải có thể bón Cyanamit canxi có tác dụng tiêu diệt quả thể nấm; trồng bắp cải với mật độ vừa phải, không bón nhiều phân đạm, lên luống cao, có rãnh thoát nước; khi bệnh chớm phát sinh cần kịp thời tỉa bỏ lá già, lá vàng, nếu cần thiết nhổ bỏ cả cây bệnh,

Chú ý: Thường xuyên phun LALITHA 21 pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1000 đến 1:2000 để ngăn ngừa sự xâm nhiễm các loại mầm bệnh.

IV.Thu hoạch

Từ khi gieo đến khi thu hoạch là 90-100 ngày.