Quy trình trồng và chăm sóc Bí Đỏ

Quy trình trồng và chăm sóc Bí Đỏ

Quy trình trồng và chăm sóc Bí Đỏ

Quy trình trồng và chăm sóc Bí Đỏ

Quy trình trồng và chăm sóc Bí Đỏ

CÔNG TY CỔ PHẦN

GATS - BMT

Trang chủ Tư vấn

Quy trình trồng và chăm sóc Bí Đỏ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÍ ĐỎ

VƠI PHÂN BÓN V.Mona

I.Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

1.1 Nguồn gốc

Bí đỏ hay bí ngô (Nam bộ gọi là bí rợ) là một loại cây dây thuộc chi Cucurbita, họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Nguồn gốc của bí đỏ chưa được xác định tuy nhiên nhiều người cho rằng bí đỏ có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Bằng chứng cổ nhất là các hạt bí đỏ có niên đại từ năm 7000 đến 5500 trước Công nguyên đã được tìm thấy ở México. Đây là loại quả lớn nhất trên thế giới.

1.2 Đặc điểm hình thái

Hình 1: Một số hình dạng phổ biến của trái bí đỏ

Bí đỏ cân nặng từ 0,45 kg trở lên và có thể nặng đến hơn 450 kg. Bí có hình cầu hoặc hình trụ, chín thì màu vàng cam, bên ngoài có khía chia thành từng múi. Ruột bí có nhiều hột. Hạt dẹp, hình bầu dục có chứa nhiều dầu. Quả bí nặng nhất hiện nay được cân vào năm 2014, nặng 1054 kg.

Cây bí đỏ được dùng làm thức ăn ngoài quả bí thì nụ, hoa, ngọn và lá non cũng được thu hoạch. Thịt bí ngô chứa nhiều sinh tố và khoáng chất, cũng là một vị thuốc nam trị nhiều bệnh. Trong các loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bí đỏ được xếp ở vị trí đầu tiên.

II. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc

2.1 Thời vụ gieo trồng

Khu vực

Vụ chính (tháng)

Vụ phụ (tháng)

Miền Bắc

10, 11

12, 1

Miền Trung

12, 1, 2

3, 4, 5

Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

4, 5

8, 9

Miền Tây Nam Bộ

11, 12, 1

2, 3, 4

2.2 Giống

Lựa chọn bộ giống bí đỏ phù hợp với vùng sinh thái, vụ sản xuất và yêu cầu thị trường. Giống trồng có thể là giống lai, giống thuần có khả năng  sinh trởng tốt, thích ứng rộng, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Bảng 1: Một số giống bí đỏ phổ biến và đặc tính cơ bản của chúng

TT

Tên giống

TGST

(ngày)

Dạng trái

Màu sắc trái

Hình dạng vỏ

Màu sắc ruột

Số trái TB/cây

T.lượng TB/trái (kg)

Chất lượng trái

Kháng bệnh

Năng suất

1

Super Hạt Đậu TN 347 (F1)

70 - 75

Hồ lô

Vàng rơm

Hơi sần

(2 da)

Vàng cam

5 - 6

1,5 - 1,8

Ngon dẻo

Khá

Khá

2

Hạt đậu TN 332 (F1)

70 - 75

Hồ lô

Vàng rơm

Hơi sần

(2 da)

Vàng cam

4 - 5

0,6 – 1,0

Ngon dẻo

Khá

Khá

3

Tiểu cúc TN 169 (F1)

70 - 80

Tròn hơi dẹp

Vàng rơm

Gồ ghề có múi

Vàng cam

3 - 4

1 - 2

Ngon, ngọt, bùi,dẻo

Khá

Khá

4

Beung – Kam 021 (F1)

75 - 80

Tròn hơi dẹp

Vàng rơm

Sần sùi, khía

Vàng cam

2 - 3

0,8 – 1,2

Thơm, ngon, dẻo

Kháng

Cao

5

Sri Muang 016 (F1)

75 - 85

Tròn dẹp

Vàng rơm

Sần sùi, khía

(2 da)

Vàng cam

2 - 3

2 - 3

Thơm, ngon, ngọt, dẻo

Kháng

Cao

6

TN 305 (F1)

75 - 85

Tròn dẹp

Vàng rơm

Sần sùi, khía

(2 da)

Vàng cam

2 - 3

2,5 – 3,5

Thơm, ngon, ngọt, dẻo

Kháng

Cao

7

TN 151 (F1)

85 - 90

Tròn dẹp (bánh xe)

Xanh đậm, đốm vàng

Láng khía

(2 da)

Vàng rơm

1 - 2

4 - 6

Ngon, ngọt, dẻo

Kháng

Cao

8

Vàm Răng TN 324 (F1)

85 - 90

Tròn dẹp

Xanh đậm, đốm vàng

Láng khía

(2 da)

Vàng rơm

1 - 2

4 - 6

Ngon, ngọt, dẻo

Kháng

Cao

TN 395 (F1)

90-100

Tròn dẹp (bánh xe)

Vàng rơm

Láng khía đều

Vàng

1 - 2

4 - 6

Ngon, ngọt, dẻo

Kháng

Cao

9

TN 161 (F1)

85 - 90

Tròn dẹp (bánh xe)

Vàng rơm

Hơi sần sùi (2 da), khía

Vàng trung bình

1 - 2

2 - 3

Ngon ngọt, dẻo

Kháng

Cao

10

Bí sáp Trang Nông

80 - 85

Tròn dài

Vàng rơm

Láng, suông

Vàng cam

1 - 2

2 - 3

Ngon dẻo

Khá

Khá

11

Sư Tử số 1 (Chọn lọc)

85 - 90

Tròn dài

Vàng rơm

Láng, suông

Vàng cam

1 - 2

2 - 3

 Ngon dẻo

Khá

Khá

12

Nam Sao TN 337 (F1)

90 - 95

Tròn dẹp

Vàng rơm

Da láng

Vàng cam

3 - 4

1,5 – 2,0

Ngon dẻo

Khá

Khá

13

Pha Ya Thái TN 400 (F1)

75 - 85

Tròn dẹp

Xanh đen

Da láng

Vàng tươi

1 - 2

4 - 6

Ngon dẻo

Khá

Khá

2.3 Đất trồng

Chuẩn bị đất trồng bí đỏ: Để cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, vụ trước không trồng họ bầu bí (bí rợ, bí đao, dưa leo, khổ qua,...) hoặc trồng gần họ bầu bí chuẩn bị thu hoạch hay chấm dứt thu hoạch vì có thể sâu bệnh lây lan.

Đất phải có nguồn nước tưới đầy đủ trong mùa khô, tưới bổ sung trong mùa mưa khi trời khô hạn, vào mùa mưa đất phải được thoát nước tốt.

Đất trồng bí là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, thích hợp nhất với độ pH nằm trong khoảng từ 6 – 6,5, đất chua (phèn) độ pH dưới 6 thì phải bón thêm vôi nông nghiệp để tăng độ pH lên hơn 6. Trên nguyên tắc đất phải cày bừa tơi xốp và sạch cỏ. Tuy nhiên, mỗi nơi cách làm đất trồng có khác nhau:

Vùng đất phù sa pha sét trồng dưới ruộng sau khi thu hoạch lúa

Phân lô lên liếp: Dùng len đào rãnh bề ngang 2 lớp len (rộng 40cm), bề sâu 1 lớp len (chừng 30cm), xếp đất 2 bên cách bờ mương tưới khoảng 20cm. Sau đó đục lỗ gieo trồng trên mô đất dọc theo mương. Dẫn nước vào mương tưới nước. Mỗi lần bón phân có bồi gốc.

Trồng liếp đôi có trải bạt nhựa (tạo liếp như trồng dưa hấu)

Vùng đất cát pha thịt (như vùng đất Tây Ninh, Củ Chi, đất trồng lúa, đậu phộng): sau khi xới đất 1 lượt, dùng cày trâu bò 2 đường ngược chiều cách nhau 30 cm, bón lót, rải phân theo 2 đường cày, cày thêm 2 đường cày, lấp phân lên mô tạo thành 2 liếp đôi-sửa mô-trải bạt plastic, dẫn nước vào mương, đụt lỗ trồng.

Vùng đất đỏ miền Đông Nam Bộ

Thường đất cao và không bằng phẳng nên chỉ cày xới, trồng thuần hoặc trồng xen với bắp hoặc cây trồng khác thường trồng nhờ nước trời vào vụ Hè Thu (tháng 4, 5), Thu Đông (tháng 8, 9).

III.Kỹ thuật trồng

3.1 Vườn ươm
Lượng hạt cần thiết: 1,3-1,5 kg/ha (40 gam/360m2);

Xử lý hạt giống trước khi gieo:

Trước khi ngâm hạt giống, cần phải phơi nắng nhẹ khoảng 2 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nẩy mầm tốt;

Cho hạt vào túi vải (túi lưới) ngâm với ấm: nước sạch (2 sôi + 3 lạnh) pha loãng tỷ lệ 1:200 từ 4 – 5 giờ;

Vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch vắt thật ráo nước, gói hạt giống lại. Cuối cùng cho khăn vào bao nylon (polyethylene) cột miệng cho kín tránh bốc thoát hơi nước, ủ hạt ở nhiệt độ từ 28oC – 30oC là thích hợp nhất.

Sau khi ủ khoảng 2 - 3 giờ nên mởi gói ủ ra vắt ráo nước khăn ủ một lần nửa (nếu dư nước hạt sẽ không nẩy mầm) sau đó cho hạt vào ủ tiếp tục như quy trình trên. Thông thường hạt bắt đầu nẩy mầm khoảng 20 - 28 giờ sau khi ủ.

Pha phân vi sinh LALITHA 21 với nước theo tỉ lệ 1:200, phun đều dung dịch  lên hạt bí bắt đầu nảy mầm, để ráo, sau đó gieo ngay.

Gieo hạt: tùy theo thời vụ mà ta có thể gieo thẳng ngoài đồng hoặc gieo vào bầu:

Vào mùa nắng nên gieo thẳng ngoài đồng để cây phát triển mạnh hơn và đỡ tốn công. Tuy nhiên liếp ngoài đồng phải chuẩn bị thật tốt, nhất là lỗ gieo phải tơi xốp và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh đầy đủ, và tưới nước định kỳ đủ ẩm để cây phát triển tốt;

Vào mùa mưa nên gieo vào bầu bằng lá chuối hoặc bằng bao nylon nhỏ để phòng mưa nhiều ta có thể dùng dàn che mưa, hạn chế thừa nước bị thối mầm. Hạt giống được gieo trong khay bầu, mật độ 357 hoặc 364 cây/m2, khoảng cách cây cách cây 4- 5 cm. Giá thể bầu gieo hạt gồm: đất phù sa, xơ dừa, mùn mục với tỷ lệ: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (phân bón hữu cơ V.Mona lượng vừa đủ)/100 kg hỗn hợp. Giá thể được xử lý  nấm bệnh trước khi sử dụng 5-10 ngày;

 
   

Hình 2: Hạt bí đỏ được ươm trong khay

Để tiết kiệm hạt giống, vì hạt giống F1 khá đắt so với giống chọn lọc nên gieo một hạt đã nảy mầm vào một bầu hoặc gieo thẳng ngoài đồng 1 hạt mầm/1 hốc và cần phải gieo thêm một lượng bầu cây con dự phòng trồng dặm sau khi trồng (thông thường theo tỷ lệ 10 – 15% tổng số cây ngoài đồng).

Cách gieo: dùng que nhỏ khoét một lổ nhỏ giữa mặt bầu hoặc trên mặt liếp gieo (lỗ ngang bằng chiều ngang hạt, chiều sâu lỗ tương đương chiều dài hạt cộng thêm rễ mầm), dùng tay hoặc kẹp gắp đặt hạt giống có đầu rẽ mầm hướng xuống đất và thẳng góc với mặt bầu, phía chóp hạt ngang bằng với mặt bầu, sau đó lấp một lớp đất (trộn với 50% đất mặt + 50% phân chuồng hoai đã sàng kỹ) mỏng. Cuối cùng tưới đủ ẩm qua một lượt.

Tuổi cây con xuất vườn 18-20 ngày, cây cao 8-10 cm, có 1-2 lá thật, thân cứng, mập, không bị sâu bệnh hại.

3.2 Ruộng sản xuất

 
   

Hình 3: Lên luống trồng bí đỏ

Đất trồng bí đỏ cần làm kỹ, lên luống rộng 3,5-4,0 m, cao 0,4 m, rãnh 0,3 m;

Mật độ 1,5 vạn cây/ha, khoảng cách 0,4 x 3,2-3,5m;

Nên phủ luống trước khi trồng bằng màng phủ nông nghiệp hoặc rơm, rạ sau khi vun xới lần 1.

3.3 Kỹ thuật chăm sóc
.3.1 Bón phân

Sử dụng các loại phân bón và hóa chất có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam, ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ qua xử lý, phân vi sinh.

Sử dụng hoá chất phải tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc qua tư vấn của cơ quan chuyên môn.

* Cách bón:

Thời điểm bón

Loại phân bón

Liều lượng /lần/ha

Cách bón

Trước khi trồng 10-15 ngày

Chế phẩm vi sinh V.Mona

1-1,6 lít

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN GATS - BMT

Địa chỉ: Lô C02 và một phần lô C04, Khu Công nghiệp Hòa Phú, Xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

MST: 6001698927

Điện thoại: 0918.748.999

Email: gats.bmt@gmail.com

BẢN ĐỒ