QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI LABA SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ - VI SINH V.MONA
I.ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:
Cây chuối tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Cây cao từ 3-3,5m, eo lá và vỏ bẹ lá có màu tím, buồng dài nhiều trái, quả chuối thon, dài và hơi cong; vỏ dày và bóng, chín có màu vàng tươi. Thịt quả có màu vàng sánh, dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng, vào mùa đông hay những lúc mưa nhiều, vỏ chuối có nhiều chấm đen li ti như đốm trứng cuốc.
Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha.
Là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không nghiêm khắc. Tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng trong đất như N, P2O5, K2O, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K2O. Chuối mọc bình thường trên đất có pH từ 4,5-8, tốt nhất trong khoảng 6-7,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối. Chuối chịu úng và chịu hạn kém, do đó đất trồng phải có độ cao so với mực nước ngầm tối thiểu 0,6m, thoát nước tốt.
Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi từ 25-350C, khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm, chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô.
Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%, độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời,
sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50 mg/dm2/phút. Chú ý vào mùa khô thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối.
Có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.
Chuối trồng được quanh năm, tốt nhất nên trồng khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao hoặc xác định thời điểm trổ buồng, thu hoạch mà chọn thời gian trồng thích hợp với điều kiện chủ động được nước tưới, trồng tốt nhất từ tháng 5 đến tháng 10
Trước trồng 1 tháng dọn sạch đất, vệ sinh xung quanh, cày ải toàn bộ đất trồng, cầy sâu 30cm, đào hố kích thước 40x40x40cm.
Trồng chuối nên trồng theo hướng Đông-Tây để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời, trồng theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu.
Chuối Laba trồng được trên nhiều chân đất khác nhau, từ đất đỏ bazan, đất xám, đất phù sa ven sông suối… nhưng tốt nhất là đất phải tơi xốp, nhiều mùn, giữ nước tốt, nhất là đất phù sa, đất đỏ bazan, đất bùn ao phơi ải…đất có độ pH từ 4.5 -8, thích hợp nhất là pH 6 – 7.5.
- Giống tiêu cao (thường gọi là giống chuối già hương vì khi chín có hương thơm hấp dẫn): Cây cao từ 3,5-5m, buồng hình trụ, quả thẳng và to, đuôi hơi lõm, ăn ngọt và thơm. Năng suất rất cao nhưng khó thu hoạch; cây dễ bị bệnh héo rủ, dễ bị đổ ngã khi gặp gió bão.
- Giống tiêu vừa (thường gọi là chuối già Laba): Cây cao 2,8-3m, buồng hình trụ, trung bình có từ 10-12 nải/buồng, trái hơi cong, ăn ngọt, thơm ít.
- Giống tiêu thấp (thường gọi là chuối lùn Laba): Cây cao 2-2,5m, buồng hình nón cụt, 12- 14 nải/buồng, trọng lượng bình quân 35 kg/buồng, nhiều buồng đạt tới 50kg nếu được chăm sóc tốt.
Tiêu chuẩn cây giống:
Đối với chuối Laba cấy mô: Chiều cao cây đo từ mặt bầu đến điểm giao nhau 2 bẹ lá trên cùng 25-35cm; đường kính thân đo cách gốc 2cm lớn hơn 2cm; số lá thật hơn 7 lá; chiều rộng lá hơn 15cm, chiều dài lá lớn hơn 30cm tính từ lá thứ 7; không có dấu hiệu nhiễm sâu, bệnh và được huấn luyện hoàn toàn ngoài ánh sáng từ 10 - 15 ngày.
Tùy theo địa hình, đất tốt xấu, khoảng cách trồng: 3x3m, mật độ 1.111 cây/ha hoặc 3x4m, mật độ 833 cây/ha.
Xử lý giống bằng phân bón vi sinh LALITHA 21 trước khi trồng: pha loãng phân vi sinh LALITHA 21 với nước theo tỷ lệ 1:1000, nhúng cây giống vào dung dịch đã pha, vớt ra để ráo 15 – 20 phút trước khi trồng.
Đối với cây cấy mô: Dùng cuốc xới lại hố đào sau đó đặt bầu đất chuối cấy mô xuống hố trồng, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10-15cm, rồi lấp đất lại và nén xung quanh gốc, không nén quá chặt sẽ làm dập con chuối. Nếu trời nắng quá có thể che tủ cây con trong tuần lễ đầu.
Đối với trồng bằng củ: Đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía để khi trổ buồng, buồng cũng hướng về một phía, thuận lợi cho thu hoạch. Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía chân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên và làm như vậy để khi chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ.
Yêu cầu về dinh dưỡng của cây chuối lớn, đòi hỏi lượng phân bón nhiều mới cho sản lượng cao. Đất phải có nhiều hữu cơ, hàm lượng mùn trong đất cao.
Tùy theo từng loai đất khác nhau và tùy thực trạng ruộng trồng mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Với mật độ 1.111 cây/ha, đất tương đối màu mỡ, lượng phân và thời điểm bón cho chuối Laba như bảng sau:
Thời điểm bón |
Loại phân bón |
Tổng lượng phân/ha/lần |
ĐVT |
Cách bón |
Bón lót |
Chế phẩm sinh học V.Mona |
1.6 – 2.0 |
lít |
Trước trồng 15 – 20 ngày, cho phân vào hố, trộn đất, lấp đất 25 cm. Pha chế phẩm sinh học V.mona với tỉ lệ 1/1000 – 1/2000 tưới đều vào hỗ đã bơ phân bón lót |
Phân hữu cơ V.Mona |
12.000 – 16.000 |
kg |
||
Lân |
300 - 400 |
kg |
||
7 – 10 ngày sau khi trồng.
|
Dung dịch hữu cơ V.Mona |
5 – 8 |
lít |
Xới nhẹ quanh gốc, hòa tan dung dịch hữu cơ V.Mona với nước, tưới gốc. |
- Sau khi trồng - Định kỳ 4 tháng/lần |
LALITHA 21 |
0,5 |
lít |
Pha loãng 0,5 lít LALITHA 21 với 600 - 800 lít nước, sau đó chia đều dung dịch này để bón gốc (có thể kết hợp với hệ thống tưới). |
1 tháng sau trồng |
Dung dịch hữu cơ V.Mona |
5 – 8 |
lít |
Đồi với phân bón hữu cơ ta tiến hàng xới nhẹ quanh gốc, bón cách gốc 20 – 25 cm và lấp đất lại. Đối với dung dịch hữu cơ hòa tan phân với nước với tỉ lệ 1/1000 – 1/2000, tưới gốc, hoặc dùng hệ thống tưới để bón phân cho cây. |
Phân bón hữu cơ Hơ Plang |
150 |
kg |
||
2 tháng sau trồng |
Dung dịch hữu cơ V.Mona |
5 – 8 |
lít |
|
Phân bón hữu cơ Hơ Plang |
70 |
kg |
||
3 tháng sau trồng |
Dung dịch hữu cơ V.Mona |
5 – 8 |
lít |
|
Phân bón hữu cơ Hơ Plang |
140 |
kg |
||
Định kỳ 2 tháng/lần |
Dung dịch hữu cơ V.Mona |
5 – 8 |
lít |
Xới nhẹ quanh gốc, cách gốc khoảng 35 – 40cm hoặc vòng quanh tán cây. Kết hợp với làm cỏ, phun phân bón lá. |
Phân bón hữu cơ Hơ Plang |
140 |
kg |
Lưu ý khi sử dụng phân bón LALITHA 21 – Chế phẩm vi sinh V.Mona – Dung dịch hữu cơ V.Mona:
Ở giai đoạn cây con tùy thời tiết, thời vụ trồng mà điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Cây chuối con mới trồng ngày tưới một lần, cây trưởng thành tưới 3 lần/tuần hoặc luôn duy trì độ ẩm đất từ 70% – 80%. Nên trồng cây chắn gió quanh vườn để hạn chế rách lá làm giảm năng suất chuối.
Khi cây chuối trổ buồng rất cần nước nên cần chú ý tưới nước và bón phân đầy đủ để quả chuối phát triển tốt. Vào mùa mưa (từ tháng 5-11 dương lịch) chú ý thoát nước tốt cho vườn chuối ở những chân đất thấp để hạn chế ngập úng.
Tỉa chồi phải được tiến hành thường xuyên, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và khoét bỏ đỉnh sinh trưởng, hoặc tạo lỗ nhỏ trên vết cắt sau đó nhỏ vào 7cc dầu hỏa. Nên tiến hành tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ.
Sau khi trồng 6 tháng có thể tiến hành để chồi cho vụ sau, nên chọn những chồi con mập khỏe đều nhau cao dưới 1m, mọc cách xa cây mẹ 20cm và cùng hàng với cây mẹ, mỗi bụi chuối chỉ nên để 3 cây và có thời gian sinh trưởng cách nhau từ 3-4 tháng.
Những lá già và lá bị bệnh sẽ bị chết và treo trên cây. Đây là nơi cư trú của nhiều loài sâu bệnh hại. Cần cắt bỏ những lá này bằng dao sắc, thường là cùng lúc với đánh tỉa chồi. Như vậy sẽ làm giảm các bệnh về đốm lá và sâu bệnh khác. Đồng thời làm tăng khả năng sinh trưởng của chồi bên.
Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh và đặt giữa các hàng chuối. Nếu diện tích lá khỏe mạnh còn trên 50% thì không nên cắt bỏ mà chỉ cần làm vệ sinh
Hoa đực hay còn gọi là bắp chuối, thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng và đồng thời với bao buồng quả. Ngắt bỏ hoa đực có xu hướng làm tăng kích thước của những nải phía dưới và khối lượng buồng quả. Có thể bẻ hoa đực bằng tay nhưng tốt nhất là dùng dao sắc. Tại thời điểm này, kết hợp tỉa bỏ những quả hay thậm chí là những nải quả không thoả mãn yêu cầu của thị trường tiêu thụ.Việc tỉa bỏ như vậy sẽ làm tăng chiều dài của những quả còn lại và rút ngắn thời gian từ trổ buồng đến thu hoạch.
Buồng quả chuối thường được bao bởi túi nilon. Loại túi bao buồng này có công dụng giữ cho quả bóng đẹp, khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh. Bao buồng quả thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu hoạch.
Buồng quả cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống tay áo. Loại túi bao phổ biến nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ hoặc tận dụng các vỏ bao dứa cũ.
Bao buồng quả sẽ làm tăng giá trị thương phẩm và bắt buộc đối với chuối trồng xuất khẩu
Để hạn chế đổ khi cây có quả, dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng.
Dùng dây ni lông một đầu buộc phía trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia chằng chặt vào gốc cây chuối bên cạnh hoặc ngang thân cây bên cạnh để giữ cho cây chuối đứng thẳng, hạn chế ảnh hưỏng gió bão làm đổ cây.